Sống chậm

“Làm thế nào để sử dụng suy nghĩ của người giàu để kiếm tiền?”

07/04/2020 ,17:05

Theo luồng gió mới mà thời đại mang lại, đi theo xu hướng thời đại “Làm thế nào để sử dụng suy nghĩ của người giàu để kiếm tiền?” là một đề bài không hề dễ dàng đối với những người bình thường.

An Kỳ là một người đàn ông giàu có tiêu chuẩn. Khi anh ta tốt nghiệp đại học năm 2000, tiền lương hàng tháng của anh ta đã vượt quá 100.000 NDT. Anh đã làm một lập trình viên, bất động sản, mở một cửa hàng trực tuyến và cũng tạo ra một nền tảng P2P. Có thể nói, An Kỳ đã tiên phong trải nghiệm hầu hết những ngành nghề theo sự phát triển của thời đại.

Khi được hỏi tại sao bạn có thể thiết lập làm mọi thứ mình một cách chính xác và kiếm được nhiều tiền như vậy? An Kỳ nói rằng vào đúng thời điểm để thấy sự phát triển của ngành công nghiệp phù hợp, anh ấy sẽ đi theo xu hướng, tiến đến "thử" và bắt tay làm.

Người bán hàng qua mạng sau 3 tiếng kiếm được tiền tỷ và bài học kẻ mạnh dùng trí tuệ để kiếm tiền: Có tư duy của người giàu, trong hoàn cảnh nào cũng có cơm ăn - Ảnh 1.

Kinh nghiệm của An Kỳ cũng tương tự như của Lạc Vĩnh Hạo. Lạc Vĩnh Hạo đã bán những chiếc xe cũ, làm giáo viên tiếng Anh, điều hành một trang web, mở một cơ sở đào tạo, thành lập công ty công nghệ Hammer. Và hiện đang buôn bán hàng hóa trên các nền tảng mạng xã hội. Bạn nghĩ xem điều gì sẽ xảy ra nếu Lạc Hạo tiếp tục giảng dạy tiếng Anh ở New Oriental với tư cách là một giáo viên, như một đối tác? Có lẽ cuộc đời anh ta vẫn sẽ ổn định và an toàn với mức lương thấp.

Nếu bạn có suy nghĩ tương tự như vậy, bạn sẽ không bao giờ có thể trở thành người giàu có. Nhiều người nghĩ rằng sự thông minh và siêng năng sẽ làm được mọi việc. Thực tế, chỉ có sự thông minh và siêng năng là không đủ. Người giàu họ luôn biết cách tìm cơ hội, biết cách nắm bắt cơ hội của thời đại.

Từ quan điểm của người giàu đến quan điểm của người nghèo mối chốt chính là: “Không cam chịu”

 

Những người nghèo luôn lấy “Số phận” ra để che đậy đi sự thất bại của bản thân. Họ từ chối lựa chọn cơ hội và đáp lại rằng: “Số phận của tôi là như thế rồi.”

Hãy nhìn vào Lạc Vĩnh Hạo, anh ta không bao giờ chịu khuất phục trước số phận của mình, gục ngã và đứng lên một lần nữa, để đánh bại và chiến đấu liên tục. Anh ta thậm chí có thể hạ thấp cái tôi của mình để mang hàng hóa cho bạn bè cũ của mình. Hãy tự hỏi mình, bạn có thể làm được việc lớn với sự kiêu ngạo bạn giữ trong lòng?

Chẳng thể đối diện với khó khăn, sợ thất bại, trốn tránh thực tế, hoàn toàn là hình ảnh của một người nghèo. Tôi ngưỡng mộ sự kiên trì của Lạc Vĩnh Hạo bởi anh ta không bao giờ chấp nhận hiện tại, luôn hành động không ngừng nghỉ và không bao giờ bỏ cuộc. Những người nghèo chọn cách than vãn và để bản thân cam chịu. Người giàu thì ngược lại, họ luôn muốn đảo ngược số phận để giành sự quyết định.

Người giàu nghĩ cách tự “tạo” ra cơ hội chứ không ngồi “chờ đợi”

Người bán hàng qua mạng sau 3 tiếng kiếm được tiền tỷ và bài học kẻ mạnh dùng trí tuệ để kiếm tiền: Có tư duy của người giàu, trong hoàn cảnh nào cũng có cơm ăn - Ảnh 2.

 

Nhiều người luôn giữ ý nghĩ rằng: “Chờ đợi điều tốt đẹp sẽ đến”. Đây thực sự là một ý nghĩ thụ động và là nguyên nhân khiến bạn mãi vẫn nghèo. Hãy nhìn vào cách những tập đoàn lớn kiếm tiền. Có phải Alibaba muốn làm dữ liệu lớn và điện toán đám mây trong những ngày đầu khởi nghiệp? Google có nghĩ về trí tuệ nhân tạo và xe thông minh trong tương lai khi thực hiện tìm kiếm không? Không, họ chỉ tạo ra cơ hội, tích hợp tài nguyên và hoàn thành các dự án vào đúng thời điểm. Họ luôn đi đầu xu hướng mà thời đại trong tương lai hướng đến. Chính họ là người định hướng xu hướng sử dụng cho toàn thế giới, họ có thể độc quyền buôn bán tài nguyên của họ. Vì vậy họ có thể kiếm tiền dễ dàng.

Tại sao người nghèo không thể nghĩ cách kiếm được nhiều tiền? Bởi vì họ luôn chờ đợi cơ hội. Đến khi cân nhắc được những ưu và nhược điểm, thị trường đã gần như bị chiếm hết. Những người nắm bắt được xu hướng sớm sẽ được lợi nhuận lớn nhất, những người theo sau chỉ có thể len lỏi kiếm lợi nhuận thấp, cóp nhặt những gì còn sót lại.

                                                                                                    Theo Nhịp sống kinh tế