Những ngày gần đây, người dân phố núi Pleiku xôn xao việc ông Hồ Phước Thành (Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư Gia Lai) có khối tài sản "khủng".
Cụ thể như khu đất ở phường Thắng Lợi (thành phố Pleiku) rộng hàng nghìn m2 đang được thiết kế rất tỉ mỉ từ phần cổng đến nội thất. Điểm nhấn của khu đất này là hồ cá với phía trên dựng căn nhà gỗ tự nhiên, có cầu gỗ bắc qua...
Nói về việc này, theo thông tin trên báo Tiền Phong, ông Thành giải thích: "Đây là nhà của ba tôi. Từ hồi giải phóng đến giờ, không phải bữa nay đâu. Ông có 8 đứa con, đứa nào cũng thành đạt.
Một người làm xây dựng nên nó xây hàng rào, làm nhà gỗ đó, có gì đâu. Cũng có người làm công ty điện mặt trời cho người ta ở Gia Lai. Còn cái nhà cao lắm cỡ 200 đến 300 triệu, cũng không nhiều".
Không những vậy, căn nhà gỗ của ông Hồ Phước Thành tại đường Sư Vạn Hạnh (TP Pleiku) cũng gây ấn tượng mạnh với người dân xung quanh. Bởi không chỉ hai cánh cổng bên ngoài được trạm trổ tinh tế hình trống đồng, mà bên dưới căn nhà 2 tầng là ngôi nhà rường bằng gỗ tự nhiên, bên trong được trưng bày nhiều bức tượng làm từ gỗ quý.
Ông Hồ Phước Thành nói rằng ngôi nhà ở phường Thắng Lợi là của bố mình. Ảnh: TPO |
Ông Thành nói: "Nhà đây lâu rồi, đúng là có nhà gỗ, mà gỗ tạp thôi, chứ không phải nhà rường đâu. Cách đây mười mấy năm, tôi đã có vậy rồi, chứ không có gì mới. Nhà vườn hồi tôi còn làm rẫy trong Đức Cơ (Gia Lai) đem về rồi làm sạch sẽ lại thôi. Gỗ dầu ý mà, chứ không phải gỗ nhóm I đâu...".
Về các tượng gỗ bài trí trong nhà, ông Thành phân trần "Nội thất bên trong cũng không có gì, lâu lâu mình chọn cái gì mình để lên".
Căn nhà "vườn" của ông Hồ Phước Thành ở đường Sư Vạn Hạnh. Ảnh: TPO |
Còn nhớ, trước đó, người dân cũng xôn xao về căn biệt phủ khủng và nhiều nhà đất của ông Trần Ngọc Quang, nguyên Chủ tịch UBND huyện Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk).
Được biết, ông Quang làm căn nhà gỗ này mất 3 năm. Nhóm thợ gỗ miền Trung đã về thị trấn Ea Súp làm ròng rã 3 năm mới xong. Trong nhà, ông Quang bài trí bộ bàn ghế rất to. Ông cho biết, trị giá bộ bàn ghế là một tỷ đồng.
Trao đổi với báo Đất Việt, ông Quang cho biết, nguồn gốc số đất đai hiện ông đang sở hữu có từ rất lâu rồi, có bìa đỏ đàng hoàng.
Trong khi đó, theo Quyết định thi hành kỷ luật của Tỉnh ủy Đắk Lắk từ năm 2014 đối với ông Trần Ngọc Quang, số gỗ không có hồ sơ chứng minh hợp pháp của ông này dùng để làm biệt phủ đã được xác định là 135,696 m3.
Theo quyết định kỷ luật nói trên, ông Quang với vai trò, trách nhiệm Phó Bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Ea Súp có những khuyết điểm: Cùng với gia đình sử dụng đất sai mục đích ghi trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số hiệu BB 154730; xây dựng nhà và một số công trình trên đất trồng cây lâu năm của thửa đất số 819 tại thôn 9, thị trấn Ea Súp (đoạn qua kênh chính Tây-PV) khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép là không chấp hành nghiêm quy định của Nhà nước về sử dụng đất đai và quản lý xây dựng.
Ông Quang sử dụng 84,81m3 gỗ thành phẩm (quy gỗ tròn bằng 135,696 m3) làm công trình tại thửa đất nêu trên khi không có hồ sơ chứng minh hợp pháp.
Theo Thu Hoài (Tổng hợp)https://baodatviet.vn/
Tiến Thành, Thành Phố Phan Thiết, Bình Thuận
Tiến Thành, Thành Phố Phan Thiết, Bình Thuận
Tiến Thành, Thành Phố Phan Thiết, Bình Thuận
Quận Hà Đông, Hà Nội
Tiến Thành, Thành Phố Phan Thiết, Bình Thuận
Phường La Khê, Quận Hà Đông, Hà Nội
Tiến Thành, Thành Phố Phan Thiết, Bình Thuận