Triệu phú môi giới bất động sản

DGT Là Đất Gì - Quy Định Sử Dụng Đất Giao Thông DGT Hiện Nay

13/03/2023 ,21:09

Đất có ký hiệu DGT là loại đất có ý nghĩa, vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết DGT là đất gì cùng những quy định liên quan tới sử dụng, quản lý loại đất này.

1. DGT Là Đất Gì?

Ký hiệu DGT được dùng để chỉ đất giao thông trong các bản đồ quy hoạch, thuộc nhóm đất phi nông nghiệp.

Vậy, cụ thể đất giao thông là gì? Đất giao thông thuộc nhóm đất phi nông nghiệp, và ngay tên gọi đã phần nào thể hiện được mục đích sử dụng của loại đất này. 

Theo đó, đất giao thông được dùng nhằm mục đích xây dựng các công trình phục vụ cho giao thông từ đường bộ, đường sắt tới đường thủy,... cũng như các công trình giúp người dân có thể thực hiện được hoạt động đi lại, vận chuyển.

Mặc dù vậy, đối với các công trình giao thông dưới lòng đất hoặc trên không mà không nhất thiết phải chuyển đổi mục đích sử dụng do không gây ảnh hưởng tới giao thông ở bản đồ địa chính thì không thuộc nhóm này.

Nhiều người không biết đất DGT là đất gì

Đất DGT là đất gì - đây là ký hiệu chỉ đất giao thông

Như vậy, nói một cách cụ thể, đất giao thông được sử dụng đối với các mục đích:

  • Xây dựng đường bộ, tàu điện hoặc đường sắt, trong đó, đường cứu nạn, đường tránh và cả vỉa hè cũng thuộc diện này.
  • Xây dựng một số công trình phụ trợ, phục vụ giao thông, chẳng hạn: bến xe, nhà ga, trạm thu phí, điểm dừng, đỗ, đón trả khách hay bãi đỗ xe,...
  • Các công trình phục vụ cho hoạt động giao thông đường thủy gồm bến phà, cảng, cảng đường thủy nội địa,...
  • Các công trình để phục vụ cho giao thông đường không như: ga tàu, bãi xe, sân bay và các công trình khác ở cảng hàng không.

Nhiều người không biết DGT là đất gì

Ngoài đường bộ, đường và các công trình thủy, hàng không cũng được xây dựng trên đất giao thông

2. Các Quy Định Về Xử Phạt Hành Vi Lấn Chiếm Đất Giao Thông

Với việc tìm hiểu DGT là loại đất gì, có thể nói mục đích duy nhất của đất này là phục vụ cho giao thông. Bởi vậy, mọi hành vi lấn chiếm, xâm phạm đều được xử lý nghiêm minh theo quy định.

Theo đó, tại Điều 12, Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã quy định rất cụ thể về các mức xử phạt hành vi vi phạm quy định sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ.

Mức xử phạt (VNĐ) Lỗi vi phạm

Cá nhân: 100.000 - 200.000

Tổ chức: 200.000 - 400.000

- Bán hàng rong, bán hàng nhỏ lẻ trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng.

- Phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ, đặt máy tuốt lúa trên đường bộ

Cá nhân: 300.000 - 400.000

Tổ chức: 600.000 - 800.000

- Sử dụng, khai thác tạm thời trên đất hành lang an toàn đường bộ vào mục đích canh tác nông nghiệp làm ảnh hưởng đến an toàn công trình đường bộ và an toàn giao thông;

- Trồng cây trong phạm vi đất dành cho đường bộ làm che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông;

- Chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi: Bày, bán hàng hóa; để vật liệu xây dựng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5; điểm d, điểm e khoản 6 Điều này;

- Xả nước ra đường bộ không đúng nơi quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 6 Điều này.

Cá nhân: 500.000 - 1.000.000

Tổ chức: 1.000.000 - 2.000.000

- Sử dụng đường bộ trái quy định để tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội;

- Dựng cổng chào hoặc các vật che chắn khác trái quy định trong phạm vi đất dành cho đường bộ gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông đường bộ;

- Treo băng rôn, biểu ngữ trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông đường bộ;

- Đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo trên đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 8 Điều này;

- Chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi để xe, trông, giữ xe;

- Sử dụng trái phép đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị làm nơi sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe, bơm nước mui xe gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Cá nhân: 1.000.000 - 2.000.000

Tổ chức: 2.000.000 - 4.000.000
Thực hiện hành vi đổ rác ra đường bộ không đúng nơi quy định, trừ các hành vi vi phạm quy định tại: điểm a khoản 6 Điều này; khoản 3, khoản 4 Điều 20 Nghị định này.

Cá nhân: 2.000.000 - 3.000.000

Tổ chức: 4.000.000 - 6.000.000

- Dựng rạp, lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 6, điểm b khoản 8, điểm a khoản 9 Điều này;

- Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 6; khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này;

- Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 05 m2 làm nơi trông, giữ xe;

- Chiếm dụng phần đường xe chạy hoặc lề đường của đường ngoài đô thị dưới 20 m2 làm nơi trông, giữ xe.

Cá nhân: 4.000.000 - 6.000.000

Tổ chức: 8.000.000 - 12.000.000

- Đổ, để trái phép vật liệu, chất phế thải trong phạm vi đất dành cho đường bộ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 20 Nghị định này;

- Tự ý đào, đắp, san, lấp mặt bằng trong: Hành lang an toàn đường bộ, phần đất dọc hai bên đường bộ dùng để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ;

- Tự ý gắn vào công trình báo hiệu đường bộ các nội dung không liên quan tới ý nghĩa, mục đích của công trình đường bộ;

- Sử dụng trái phép đất của đường bộ hoặc hành lang an toàn đường bộ làm nơi tập kết hoặc trung chuyển hàng hóa, vật tư, vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị, các loại vật dụng khác;

- Dựng rạp, lều quán, công trình khác trái phép trong khu vực đô thị tại hầm đường bộ, cầu vượt, hầm cho người đi bộ, gầm cầu vượt, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 9 Điều này;

- Bày, bán máy móc, thiết bị, vật tư, vật liệu xây dựng hoặc sản xuất, gia công hàng hóa trên lòng đường đô thị, hè phố;

- Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 05 m2 đến dưới 10 m2 làm nơi trông, giữ xe;

- Xả nước thải xây dựng từ các công trình xây dựng ra đường phố;

- Chiếm dụng phần đường xe chạy hoặc lề đường của đường ngoài đô thị từ 20 m2 trở lên làm nơi trông, giữ xe.

Cá nhân: 6.000.000 - 8.000.000

Tổ chức: 12.000.000 - 16.000.000
Thực hiện hành vi chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 10 m2 đến dưới 20 m2 làm nơi trông, giữ xe.

Cá nhân: 10.000.000 - 15.000.000

Tổ chức: 20.000.000 - 30.000.000

- Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 20 m2 trở lên làm nơi trông, giữ xe;

- Dựng biển quảng cáo trên đất hành lang an toàn đường bộ khi chưa được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản hoặc dựng biển quảng cáo trên phần đất dọc hai bên đường bộ dùng để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ.

Cá nhân: 15.000.000 - 20.000.000

Tổ chức: 30.000.000 - 40.000.000

- Chiếm dụng đất của đường bộ hoặc đất hành lang an toàn đường bộ để xây dựng nhà ở;

- Mở đường nhánh đấu nối trái phép vào đường chính.

Ngoài việc bị xử phạt hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm cần chấm dứt ngay các hoạt động hoặc dỡ bỏ công trình vi phạm và khôi phục hiện trạng như ban đầu của đất giao thông.

Độc giả có thể xem đầy đủ các điều khoản trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP tại đây.

Xử Phạt Hành Vi Lấn Chiếm Đất Giao Thông

Ngoài tìm hiểu DGT là đất gì, bạn cũng cần nắm được các hành vi vi phạm đất giao thông DGT

3. Đất Đã Quy Hoạch Giao Thông Có Được Phép Tách Thửa Không?

Với định nghĩa DGT là đất gì, hay đất giao thông là gì ở trên, chắc hẳn bạn đã nắm được mục đích sử dụng đối với loại đất này. Pháp luật quy định, đối với diện tích đất khi đã thuộc quy hoạch cho mục đích giao thông thì không thể thực hiện việc cho, biếu, trao tặng, cho thuê, thừa kế, thế chấp hay chuyển đổi hoặc chuyển nhượng, tách thửa,...

Trong trường hợp kế hoạch sử dụng của huyện đối với diện tích này vẫn chưa có thì người được công nhận quyền sử dụng được phép thực hiện các quyền của mình theo quy định, bao gồm cả tách thửa, cho thuê, tặng, thừa hết hay chuyển đổi, thế chấp hoặc chuyển nhượng,...

Đất Đã Quy Hoạch Giao Thông Có Được Phép Tách Thửa Không?

Không được mua bán, chuyển nhượng, cho tặng, thế chấp hay thừa kế với đất trong quy hoạch giao thông

4. Cách Kiểm Tra Đất Quy Hoạch Giao Thông

Khi đất đã thuộc diện quy hoạch thì không thể chuyển nhượng hay thực hiện các quyền sử dụng khác. Tuy vậy, thực tế hiện nay, không ít người mua phải những mảnh đất thuộc quy hoạch, trong tương lai sẽ bị thu hồi.

Sau khi đã hiểu được đất ký hiệu DGT là đất gì, vậy thì làm thế nào để xác định được đất đó thuộc diện quy hoạch giao thông không? Câu trả lời là bạn có thể xác minh thông qua 03 cách như sau:

Sử dụng sổ đỏ/sổ hồng để kiểm tra

Với các diện tích đã được cấp sổ, thông tin quy hoạch cũng được thể hiện trên sổ này. Chính vì vậy, cách đơn giản nhất là bạn có thể sử dụng sổ để kiểm tra về thông tin đất có nằm trong diện quy hoạch không.

Qua dịch vụ tại địa phương hay các công ty nhà đất, bất động sản

Thông thường, các công ty, dịch vụ này sẽ có được các thông tin về quy hoạch của địa phương đó. Tuy nhiên, lúc này, bạn cần tìm tới các dịch vụ và công ty uy tín, được pháp luật công nhận và cho phép hoạt động để đảm bảo thông tin thu lại có tính chính xác cao.

Đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện kiểm tra

Theo quy định của pháp luật, thông tin về quy hoạch, sử dụng đất đai của địa phương là một trong những nội dung phải công khai và người dân được quyền biết. Chính vì vậy, bạn có thể đến tại phòng Tài nguyên và Môi trường của huyện để làm giấy yêu cầu cung cấp thông tin này.

Đây được xem là nguồn chính xác, đảm bảo và tin cậy nhất. Khi đã xác định được đất thuộc hay không thuộc quy hoạch, bạn có thể có được cách xử lý phù hợp.

Người dân có nhiều cách để kiểm tra một mảnh đất có thuộc diện quy hoạch không

Người dân có nhiều cách để kiểm tra một mảnh đất có thuộc diện quy hoạch không

Theo batdongsan.com.vn